Napoléon Bonaparte
Napoléon Bonaparte

Napoléon Bonaparte

Napoléon Bonaparte (phiên âm: Na-pô-lê-ông Bôn-na-pác; tiếng Pháp: Napoléon Bonaparte [napoleɔ̃ bɔnɑpaʁt], tiếng Ý: Napoleone Buonaparte; một số sách Việt còn ghi tên ông là Nã Phá Luân (拿破侖); 15 tháng 8 năm 17695 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.Với đế hiệu Napoléon I, ông là Hoàng đế của người Pháp từ năm 1804 đến năm 1815. Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh, được gọi là các cuộc chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime). Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài ba nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléonđược nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới[1].Napoléon được sinh ra ở Ajaccio thuộc Corse, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Genova (Ý). Ông được đào tạo thành một sĩ quan pháo binh ở Pháp. Bonaparte trở nên nổi tiếng dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Pháp khi chỉ huy thành công nhiều chiến dịch chống lại Liên minh thứ nhấtthứ hai chống Pháp. Ông cũng tiến hành cuộc chinh phạt bán đảo Ý.Năm 1799, ông đã tổ chức một cuộc đảo chính và tự đưa mình trở thành vị Tổng tài thứ nhất; năm năm sau đó Thượng viện Pháp tuyên xưng ông là Hoàng đế Pháp. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, Đệ Nhất Đế chế Pháp dưới quyền Napoléon đã tham gia vào một loạt xung đột — những cuộc chiến tranh Napoléon — lôi kéo mọi cường quốc chính ở châu Âu tham gia. Sau một loạt thắng lợi, Pháp đạt được vị trí thống trị ở lục địa châu Âu, và Napoléon duy trì phạm vi ảnh hưởng của Pháp thông qua việc thành lập của những mối đồng minh rộng lớn và bổ nhiệm bạn bè và người thân cai trị các quốc gia châu Âu khác như những chư hầu của Pháp.Cuộc chiến kéo dài ở bán đảo Iberiacuộc xâm lược nước Nga năm 1812 đánh dấu bước ngoặt trong cơ đồ của Napoléon. Quân đội chủ lực của Pháp, Grande Armée, bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch và không bao giờ có thể khôi phục lại hoàn toàn. Năm 1813, Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân đội của ông tại Leipzig, năm sau đó Liên minh xâm lược Pháp, buộc Napoléon phải thoái vị và đày ông đến đảo Elba. Chưa đầy một năm sau, ông thoát khỏi Elba và trở lại nắm quyền, nhưng đã bị đánh bại trong trận Waterloo vào tháng 6 năm 1815. Napoléon trải qua sáu năm cuối cùng của cuộc đời trong sự giam cầm của người Anh trên đảo Saint Helena. Cái chết của ông gây ra nhiều tranh cãi về sau, chẳng hạn một số học giả cho rằng ông là nạn nhân của một vụ đầu độc bằng arsen.Ảnh hưởng của Napoléon đối với thế giới hiện đại là đã mang lại những cải cách tự do cho nhiều vùng lãnh thổ mà ông đã chinh phục và kiểm soát, chẳng hạn như Hà Lan, Thụy Sĩ và một phần lớn của nước ÝĐức hiện đại. Ông đã thực hiện các chính sách tự do cơ bản ở Pháp và khắp Tây Âu.[chú thích 1] Bộ luật Napoleon của ông đã ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của hơn 70 quốc gia trên thế giới. Nhà sử học Anh, Andrew Roberts bình luận: "Những ý tưởng củng cố thế giới hiện đại của chúng ta — công lý, chế độ nhân tài (chính quyền do những người thực sự có tài năng nắm giữ), bình đẳng trước pháp luật, quyền sở hữu, sự khoan dung tôn giáo, giáo dục thế tục hiện đại, tài chính ổn định, và nhiều thứ khác... — đã được bảo vệ, củng cố, chỉnh lý và mở rộng về mặt địa lý bởi Napoleon. Ông còn bổ sung theo đó là một chính quyền địa phương hợp lý và có năng lực, chấm dứt nạn cướp bóc ở nông thôn, khuyến khích khoa học và nghệ thuật, việc bãi bỏ chế độ phong kiến và sự lập pháp lớn nhất kể từ khi Đế quốc La Mã sụp đổ".[8]

Napoléon Bonaparte

Thân mẫu Letizia Ramolino
Kế nhiệm Franz I (Chủ tịch Liên minh Các Quốc gia Đức)
Tiền nhiệm Franz II (Hoàng đế La Mã Thần thánh)
Tên đầy đủ
Tên đầy đủ
Napoléon Bonaparte
Đăng quang 26 tháng 5 năm 1805
Trị vì 17 tháng 3 năm 180511 tháng 4 năm 1814
&0000000000000009.0000009 năm, &0000000000000025.00000025 ngày
Sinh 15 tháng 8 năm 1769
Ajaccio, Corse, Vương quốc Pháp
Mất 5 tháng 5 năm 1821 (51 tuổi)
Longwood, Saint Helena
Phối ngẫu Joséphine de Beauharnais (1796—1809)
Marie Louise của Áo (1810—1821)
Hoàng tộc Nhà Bonaparte
Hậu duệ Napoléon II
An táng Điện Invalides, Paris
Tại vị 6 tháng 8 năm 18064 tháng 11 năm 1813
&0000000000000007.0000007 năm, &0000000000000090.00000090 ngày
Thân phụ Carlo Bonaparte

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Napoléon Bonaparte http://www.adb.online.anu.edu.au/biogs/A030078b.ht... //nla.gov.au/anbd.aut-an35372777 http://www.e-lir.ch/e-LIR___Lexicon.1735.450.0.htm... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F041455.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/403196/N... http://books.google.com/?id=MdMZqhMzfpYC&pg=PR9&dq... http://books.google.com/?id=rlY2AAAAMAAJ&pg=PA586&... http://books.google.com/books?id=FUaIGHxCIEwC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Pw5jup_LyHAC&lpg=... http://books.google.com/books?id=UBilaKRKkC&pg=PA1...